Công nghệ SEO website từ lâu đã trở thành khái niệm tuy quen mà lạ, tuy lạ mà thật quen đối với mọi người. Khi chưa tìm hiểu và chưa hiểu rõ bản chất và quy trình của SEO, người ta thường cho rằng SEO là một việc làm vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, khi đã tiếp cận và thực hiện những công việc của SEO, ta sẽ cảm thấy rằng SEO không hề khó như những gì mà ta thường hay nghĩ.
Không như khái niệm trừu tượng của nó là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Về thực chất, SEO được hiểu theo cách nghĩ đơn giản nhất chính là tìm ra cách để nâng cao thứ hạng website của bạn trong các công cụ và phương tiện tìm kiêm ( chẳng hạn là google).
Ví dụ: khi thực hiện việc tìm kiếm một từ khóa, chẳng hạn như: khóa học SEO tại TPHCM trên thanh tìm kiếm Google. Khi kết thúc quá trình tìm kiếm, Google sẽ trả lại những kết quả khác nhau. Tuy nhiên, chỉ riêng những trang web hoặc bài viết được SEO thành công mới có khả năng hiện lên trang đầu của công cụ tìm kiếm đó.
Vậy Để Bắt Đầu Làm SEO, Cần Nắm Vững Những Kiến Thức SEO Cơ Bản Nào?
1. SEO để làm gì ?
Khi muốn bắt đầu ứng dụng SEO vào mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp hay tiến hành thực hiện cho một website, doanh nghiệp hoặc cá nhân nên tự đặt câu hỏi “ Tôi hoặc chúng tôi SEO cái gì và SEO để làm gì ?” Khi trả lời được câu hỏi trên tức là bạn đã biết rõ được những gì mà bạn đang và sẽ làm tiếp theo.
Khi muốn bắt đầu ứng dụng công cụ SEO trong kinh doanh, nên đảm bảo sự am hiểu về SEO và nên xây dựng những kế hoạch rõ ràng, cụ thể kể từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc.
2. Hiểu về quy trình SEO
Khi bắt đầu làm SEO, người học nên được giới thiệu và hiểu rõ cũng như chính xác về quy trình thực hiện.
Quy trình SEO cơ bản sẽ được thực hiện theo sơ đồ như sau:
Phân Tích, Nghiên Cứu→ SEO On Page→ SEO Off Page→ Kiểm Tra.
Tùy thuộc vào khả năng và hình thức hoạt động của công ty hay doanh nghiệp mà doanh nghiệp và công ty đó sẽ có cách định hình và xây dựng cốt lỗi cũng như kế hoạch từng phần cho mỗi giai đoạn trong quy trình SEO.
3. Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng
Khi muốn ứng dụng một công cụ mới hay bắt đầu một kế hoạch nào đó, điều đầu tiên và quan trọng hơn hết đó chính là tìm hiểu và nghiên cứu về tổng quan những gì ta đang làm.
Muốn tiến hành SEO một website, người thực hiện nên tìm hiểu về những yếu tố như: tìm hiểu về từ khóa cần SEO, ưu điểm-nhược điểm của doanh nghiệp, khách hàng của công ty, đối thủ của mình là ai, cách thức mà đối thủ đang thực hiện,…
4. Hiểu thế nào là SEO On- Page, SEO Off- Page
Khi đã nắm chắc quy trình SEO, người làm SEO nên bổ sung cho mình những kiến thức về SEO On- Page và SEO Off- Page để tiếp tục thực hiện quá trình SEO website của mình.
Đối với SEO On- Page, nên chú ý đến những yếu tố như : Coder( URL, tiêu đề, đoạn mô tả,…), Nội dung( Content), Liên kết nội bộ,…
Đối với SEO Off- Page, những kiến thức cơ bản nên được tìm hiểu bao gồm: khai báo google, backlink, diễn đàn, mạng xã hội,…
Khi thực hiện tìm hiểu về những kiến thức On- Page hay Off- Page nên cân nhắc lựa chọn những nội dung, những hình thức liên quan đến ngành hoặc lĩnh vực đang kinh doanh. Đồng thời nên tiến hành kiểm tra và lựa chọn những diễn đàn và mạng xã hội uy tín để tránh những trường hợp SEO web thất bại hoặc bị đánh Spam. Nên nghiên cứu về cấu trúc và mối quan hệ website trước khi tiến hành liên kết nội bộ nhằm đạt được hiệu quả cao trong khi thực hiện.
5. Backlink
Nếu “ Content Is King” thì chắc hẳn phải nhắc đến “ Backlink Is Queen”.
Backlink là phần quan trọng trong SEO Off- Page. Để tăng sức mạnh cho domain SEOer thường thực hiện backlink cho quá trình SEO của mình.
Một số loại link thường được sử dụng: Link thương hiệu, link trần, link cùng chủ đề, link chung chung, link chính xác từ khóa,….
Khi tiến hành backlink nên phân chia tỷ lệ link sao cho hợp lý với mức độ cho phép:
- Link thương hiệu 70%
- Link trần 20%
- link cùng chủ đề 4%
- Link chung chung 5%
- Linh chính xác từ khóa 1%.
6. SEO Tools
Để quá trình SEO được đơn giản và nhanh hơn, người làm SEO có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ trong quá trình thực hiện.
Chẳng hạn khi thực hiện việc phân tích từ khóa, ta có thể sử dụng công cụ Keyword Planner của Google khảo sát và chọn lọc từ khóa hiệu quả hơn.
Nếu muốn kiểm tra và đánh giá mức độ uy tín và độ tin cậy của một diễn đàn, có thể sử dụng công cụ Mozbaz để kiểm tra.
6 mục trên chỉ là một trong số những kiến thức nổi bật trong vô vàng những kiến thức về SEO. Để thực sự hiểu được từ bản chất cốt lõi đến cách thức hiện, người làm SEO hoặc người tìm hiểu nên biết cách hệ thống kiến thức của mình theo một chuỗi các logic dựa trên quy trình SEO chuẩn. Ngoài ra, SEO chỉ thực sự thành công khi bạn thực hiện thật sự chứ không phải trên nền lý thuyết. Do đó, hãy kiên nhẫn và thực hiện những gì đã biết, đã học để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình SEO website nhé ! Chúc bạn thành công !
Học Viện MOA “Học Được, Làm Được”
Xem Thêm Những Bài Viết Bổ Ích Khác Về KIẾN THỨC SEO Tại Đây